Bảng quảng cáo

Thu, Apr 18th

Last update09:08:49 PM GMT

Headlines
Bảng quảng cáo
You are here Sinh sản & nuôi dưỡng Trẻ sơ sinh và em bé Ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ bằng sữa mẹ


Ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ bằng sữa mẹ

Email In PDF.
Gần 1 tháng trở lại đây, khi mà xã hội và đặc biệt những người đang nuôi con nhỏ đang hoang mang khi trong sữa và các sản phẩm từ sữa có melamin, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Nhiều bà mẹ đang nuôi con bằng sữa hộp, đặc biệt là trẻ đó quen sử dụng sữa thật khó khăn khi phải đưa ra quyết định lựa chọn sữa nào cho trẻ ăn mặc dù không phải sữa nào cũng có melamin. Qua những sự cố sữa melamin, chúng ta mới thực sự thấy nuôi con bằng sữa mẹ, duy trì và bảo vệ nguồn sữa cho trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
nuoi_con_bang_sua_me
Tốt nhất cho trẻ bú kéo dài đến 2 tuổi để phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ.

Vì sao sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em nhất là trẻ sơ sinh?

Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.

Sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Trong sữa mẹ có những yếu tố bảo vệ cơ thể trẻ mà không một thức ăn nào có thể thay thế được. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh.

Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, eczema như ăn sữa bò.

Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế. Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều, vì sữa mẹ không mất tiền mua. Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái sẽ có đủ sữa cho con bú.

Nuôi con bằng sữa mẹ có điều kiện gắn bó mẹ con, người mẹ có nhiều thời gian gần gũi tự nhiên, đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho việc phát triển hài hòa của đứa trẻ.

Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ và giảm tỷ lệ ung thư vú.

Cách cho con bú

Nhiều bà mẹ sau khi sinh chỉ thường cho con bú khi căng sữa, người ta thường quen gọi là xuống sữa, như vậy là không đúng, càng làm sữa xuống chậm và dễ bị mất sữa. Tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu, người mẹ nên cho trẻ bú. Bú càng sớm càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt. Trẻ bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau đẻ.

Số lần cho trẻ bú không gò bó theo giờ giấc mà tùy thuộc vào yêu cầu của trẻ. Ban đêm vẫn có thể cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ăn. Ở những bà mẹ ít sữa, nên cho trẻ bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn.

Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi cho bú, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn. Thời gian cho bú tùy theo đứa trẻ. Cho trẻ bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú xong một bên nếu trẻ chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia.

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ bị bệnh, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Trẻ đẻ non yếu không bú mẹ được, hoặc trường hợp mẹ bị ốm nặng, bị mắc một số bệnh không cho trẻ bú được, cần vắt sữa cho trẻ ăn bằng cốc.

Nên cho trẻ bú kéo dài 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Khi cai sữa cho trẻ cần chú ý:

Không cai sữa quá sớm, khi chưa đủ thức ăn thay thế hoàn toàn sữa mẹ.

Không nên cai sữa vào mùa hè nóng nực, trẻ kém ăn.

Không nên cai sữa đột ngột dễ gây sang chấn tinh thần làm trẻ quấy khóc, biếng ăn.

Không cai sữa khi trẻ bị ốm, nhất là khi bị tiêu chảy vì thức ăn thay thế trẻ chưa thích nghi được càng làm rối loạn tiêu hóa, dễ gây hậu quả suy dinh dưỡng.

Sau khi cai sữa, cần có các chế độ ăn thay thế bảo đảm đủ chất cho trẻ, nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ...), chất béo (dầu, mỡ) và các loại rau, quả...

Bảo vệ nguồn sữa mẹ

Muốn có sữa cho con bú thì người mẹ ngay trong thời kỳ có thai cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, giúp người mẹ tăng cân tốt (10-12kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh.

Khi cho con bú, điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ cần phải ăn đủ, uống đủ, ngủ đẫy giấc. Khẩu phần ăn cần cao hơn mức bình thường. Hằng ngày ăn thêm vài bát cơm, một ít thịt, cá, trứng hoặc một ít rau đậu. Nên ăn thêm quả chín để có đủ vitamin. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ hoặc vừng rang muối giã nhỏ ăn với xôi có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các thức ăn gia vị như ớt, hành, tỏi vì nó qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.

Khi cho con bú, nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa.

Người mẹ cho con bú nên uống nhiều nước nhất là cháo, nước quả, sữa... (mỗi ngày khoảng 1,5-2,0 lít).

Vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ, cho nên tinh thần của người mẹ phải thoải mái, tự tin tránh những căng thẳng, buồn phiền, lo âu, mất ngủ. Chế độ lao động nghỉ ngơi sau khi sinh đẻ có ảnh hưởng đến bài tiết sữa.

Để phòng chống suy dinh dưỡng và phòng chống bệnh cho trẻ, các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ.

BS. Nguyễn Văn Tiến
nguồn: SKDS

Đóng góp của bạn đọc (0)Add Comment

Bạn có ý kiến gì về bài báo này
Nhỏ đi | Rộng thêm

busy

Thực phẩm có lợi cho sức khỏe

 
good_mood_foods_1

Thực phẩm cho mỗi ngày tươi đẹp

Thể thao

 
good_mood_foods_1

Thể thao là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta

buy ventolin without prescription viagra pills pictures cialis generic best price for diflucan generic cialis buy uk impotence budeprion xl vs wellbutrin generic generic cialis health generic viagra differences sample cialis drugstore robaxin and weight loss cheap viagrbuilondon link cost of protonix ventolievohaletbuy will lexapro go generic toprol xl viagra buy nexium generic brand h pylori sitemap