Những dấu hiệu của chứng tự kỷ ở trẻ:
· Tránh những hành động âu yếm hoặc sự giao tiếp bằng mắt với người khác
· Không phản ứng với giọng nói hoặc âm thanh.
· Không trả lời khi được gọi tên.
· Không nói hoặc không sử dụng ngôn từ một cách chính xác.
· Nhìn chằm chằm vào một phần của đồ vật, ví dụ như bánh của chiếc xe đồ chơi.
· Không hiểu được ngôn ngữ cơ thể
· Không giả vờ.
· Thích sự ổn định, có trật tự và sẽ trở nên buồn bã, khó chịu nếu bị quấy rầy hoặc bị phá vỡ sự ổn định.
· Tự làm tổn thương bản thân và không sợ nguy hiểm.
Nguyên nhân?
Cho đến tận bây giờ, các bác sĩ vẫn chưa dám khẳng định đâu là nguyên nhân chính của chứng tự kỷ. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gen di truyền có khả năng khiến trẻ bị mắc căn bệnh này. Ngoài ra, một số vấn đề về sức khỏe hoặc môi trường xung quanh trẻ cũng có thể là nguyên nhân. Mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp, các bác sĩ vẫn phải bó tay không giải thích nổi. Được biết, các bé trai có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn các bé gái.
Các loại vắc xin có gây nên chứng tự kỷ ở trẻ?

Có thể có, có thể không. Một số trẻ em dù bị mắc chứng tự kỷ nhưng vẫn có những kỹ năng đặc biệt, ví dụ như khả năng tính toán vô cùng chính xác. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy không nhiều. Để kiểm tra vấn đề này, các bác sĩ sẽ cho trẻ trải qua những bài kiểm tra đặc biệt từ đó có thể đánh giá được mức độ tự kỷ ở trẻ và có khả năng dẫn tới bệnh tâm thần hay không.
Tại sao có những đứa trẻ rất bình thường nhưng rồi dần dần bị tự kỷ?
Có 20% trẻ bị tự kỷ phát triển vô cùng bình thường trong khoảng từ 1 đến 2 tuổi. Các bác sỹ gọi trường hợp này là sự "hồi quy". Trẻ sau đó bị mất dần những khả năng mà chúng đã có trước đó, ví dụ như khả năng nói.
Có phải hiện tại nhiều trẻ em bị tự kỷ hơn trước?
Được biết, ngày càng có nhiều trẻ em được chẩn đoán là mắc chứng tự kỷ, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là trường hợp trẻ bị tự kỷ nhiều hơn trước. Có thể lý giải rằng hiện tại các ông bố bà mẹ, các thầy cô cũng như bác sĩ đã có sự quan tâm nhiều hơn đến trẻ em, qua đó phát hiện kịp thời căn bệnh này ở trẻ.
Làm sao để cứu chữa?
Mặc dù hiện tại không có loại thuốc đặc biệt nào chữa trị được tận gốc chứng tự kỷ thế nhưng thuốc men có thể giúp điều trị một vài triệu chứng thường thấy ở căn bệnh này, ví dụ như tình trạng mất ngủ. Ngoài ra, vẫn có một vài phương pháp trị liệu đặc biệt có khả năng giúp trẻ hồi phục. Tuy nhiên, để khỏi hẳn thì gần như là không thể.
Trẻ bị tự kỷ có ảnh hưởng đến các em ruột?
Em ruột của trẻ bị tự kỷ có khoảng 5% khả năng mắc căn bệnh này. Ngoài ra, những khả năng khác như học hành, vận động... cũng sẽ bị ảnh hưởng theo với tỷ lệ khá cao, từ 10% đến 40%.
Phạm Linh (Theo DF)

- 16/07/2009 20:24 - Những thức ăn có thể gây nguy hiểm cho trẻ
- 16/07/2009 20:22 - Chính phủ Anh lo ngại về sữa bột "giúp bé ngủ lâu"
- 16/07/2009 16:40 - Trẻ tăng cân nhanh lúc mới sinh dễ phát phì về sau
- 16/07/2009 16:38 - Mẹ quá trẻ, con dễ mắc dị tật
- 16/07/2009 16:36 - Thực phẩm để tủ lạnh cho bé ăn dần có được không?
- 16/07/2009 16:33 - Thiếu vitamin làm tính tình trẻ thay đổi
- 16/07/2009 16:31 - Những bệnh hay gặp ở vùng kín của bé trai
- 16/07/2009 16:12 - Màu xanh rất tốt cho thị lực của trẻ
- 16/07/2009 15:41 - Vitamin và sự phát triển não bộ của bé
- 16/07/2009 15:39 - Những sai lầm hay gặp khi nấu và cho con ăn dặm