Nuôi dạy con
“Con ghét mẹ!”. Tôi nên phản ứng ra sao?
Mỗi khi tức giận hoặc không hài lòng điều gì là nó lại hét toáng lên “Con ghét mẹ!”. Tôi nên phản ứng ra sao? Ở tuổi này, bé chưa kềm chế được cảm xúc của mình. Bé bất chợt cảm nhận được một cảm xúc nào đó và nó bao trùm.chế ngự tất cả. Vì vậy, bé cảm thấy vui khi yêu thương hoặc giận dữ và muốn làm tổn hại người khác. Khi mọi thứ đều theo ý nó, bé rất ngoan, bé yêu thương bạn. Nhưng khi không được vừa ý, bé cảm thấy bực dọc và rốI bạn cũng trở thành người không tốt và là ngườI đáng ghét.
Giúp tôi với! Con tôi hay cắn!
Nếu bé của bạn có thói quen cắn người khác dù lúc đang ngồi chơi hoặc lúc tức giận mà không quan tâm đến việc làm người khác đau thì phải ra tay ngăn chặn.
Tại sao bé lại thích cắn người khác?
Đừng để trẻ sớm già
Càng sống lâu ở đời, con người càng trở nên khôn ngoan hơn, nhưng đồng thời cũng chai sạn lên từng ngày. Những nét hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo của thuở còn thơ cứ lùi xa dần, để chỉ còn là những khoảnh khắc đẹp của quá khứ. Ngắm nhìn các em nhỏ hồ hởi nô đùa với nét mặt thánh thiện, tâm hồn chúng ta như trẻ lại… Song những năm gần đây, trẻ em đang ngày càng có xu hướng bị “người lớn hóa” khiến vai trò “thiên sứ” của chúng cũng mai một dần.
Để có đứa con sáng dạ
Trẻ lên 3 bắt đầu có cảm giác thích thú mọi cái, thường nêu ra rất nhiều câu hỏi mong được trả lời. Câu hỏi thường thấy ở trẻ là: “Tại sao?”, “Cái gì?”…. Đối với những câu hỏi của trẻ đưa ra, để có cách trả lời tốt nhất vừa thoả mãn tính hiếu kỳ, lại vừa kích thích tư duy bạn có thể tham khảo mấy cách sau:
Trả lời theo câu hỏi ngược lại:
Học phải có thuật - Những phương pháp hướng dẫn trẻ học ở nhà
Nhiều cha mẹ thường thắc mắc không hiểu sao con mình tối nào cũng ngồi hàng tiếng trên bàn học hay học ngày học đêm trước mỗi kỳ thi nhưng kết quả vẫn không được cao, lại thường xuyên bị điểm kém.
Học không đúng phương pháp là điều mà học sinh thường mắc phải khi chuẩn bị bài ở nhà. Với trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ, phải có những phương pháp hướng dẫn đúng đắn.
Hãy là người bạn của con
3 tuổi, 5 tuổi, 10 tuổi… trẻ con trải qua những giai đoạn này vời diễn biến tâm lý khác nhau. Hờn dỗi, phá phách hay giữ im lặng cả ngày, không đoái hoài tới ai… nói chung là luôn luôn phức tạp. Nhưng dù trẻ mang tâm trạng nào, ở vào lứa tuổi nào đi nữa thì sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của các bậc cha mẹ cũng đều vô cùng cần thiết. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ tâm lý của trẻ để không phải bị động trước những tình huống bất ngờ, rồi vội vàng đưa ra những cách giải quyết kém hợp lý, thậm chí sai lầm.
Trẻ có khuynh hướng quậy phá
Trẻ có khuynh hướng quậy phá thường:
-
Gây sự chú ý của cha mẹ để được quan tâm, được yêu thương.
-
Bắt chước hành vi thô bạo của cha mẹ.
-
Chưa chế ngự đựơc tình cảm không hài lòng.
-
Là sự biểu hiện của tính hiếu kỳ.
Trẻ có khuynh hướng bạo lực
Trẻ có khuynh hướng bạo lực có phải là do:
-
Cách quản lý giáo dục của cha mẹ có quá nghiêm khắc không?
-
Cha mẹ có quá nuông chiều trẻ không?
-
Tình cảm vợ chồng có lạnh nhạt, trong gia đình có thiếu tình thuơng không?
-
Cha mẹ có hay thường xuyên có hành vi bạo lực với nhau không?
Các bài viết khác...
91 / 107