Khi bị trầm cảm, người bệnh ĐTĐ có biểu hiện gì?
![]() Trang bị kiến thức giúp người bệnh ĐTĐ thoát khỏi trầm cảm.
|
Tự trang bị kỹ năng để đương đầu với bệnh ĐTĐ
Khi phát hiện bản thân mắc bệnh ĐTĐ, đa số bệnh nhân có cảm giác hụt hẫng, chối bỏ bệnh tật và dễ dẫn đến trầm cảm nên điều quan trọng là mỗi người bệnh cần nhận thức rõ bệnh tật và coi đó như là thử thách mình phải đối diện mỗi ngày (hãy tự lên “giây cót” tinh thần hằng ngày), bạn cần có sức mạnh, năng lượng, sự lưu tâm, cũng như là sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè. Bệnh tuy trầm trọng, nhưng không phải là không có giải pháp. Điều cần thiết là người bệnh phải kế hoạch điều trị: tự chịu trách nhiệm, theo đuổi chế độ ăn, học tập nhiều nhất có thể về bệnh ĐTĐ, tin tưởng vào đội ngũ chuyên môn, tự đo đường máu, làm các xét nghiệm đầy đủ khi bác sĩ yêu cầu. Có làm được như vậy, người bệnh sẽ có được những suy nghĩ “tích cực” với bệnh mình đang được chữa trị. Đôi khi người bệnh có những suy nghĩ sai lầm khi cho rằng nhiệm vụ của bác sĩ là “phải” giữ cho mình được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, những suy nghĩ về bệnh tật nghiêm trọng, việc điều trị chỉ vô ích hay người bệnh không thể theo đuổi được kế hoạch điều trị đã vạch ra, không thể thay đổi lối sống cho phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại, không có thời gian đi khám bệnh, không muốn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè... Lại chính là những suy nghĩ tiêu cực, cản trở người bệnh tiếp cận với cách thức điều trị bệnh hiện đại. Đây là một thiệt thòi rất lớn đối với bản thân người bệnh vì ĐTĐ có thể gây ra nhiều biến chứng, nếu được theo dõi và điều trị kịp thời, theo các phương pháp mới có thể cải thiện được tình trạng bệnh. Chính vì vậy, nếu người bệnh cảm thấy không có khả năng đương đầu tốt với bệnh ĐTĐ, luôn có tâm trạng lo lắng, bơ vơ, cô đơn thì bản thân người bệnh nên tự hỏi lý do nào dẫn đến suy nghĩ đó. Có phải bạn nghĩ mình không đủ khỏe mạnh? Không đủ trí lực? Không được đào tạo đủ để tự chịu trách nhiệm chăm sóc bản thân (như tự tiêm insulin)? Không tự trang trải được chi phí điều trị?
Một số mẹo giúp người bệnh thoát khỏi trầm cảm
![]() Người bệnh ĐTĐ cần duy trì chế độ điều trị trong mọi hoàn cảnh.
|
Mỗi bệnh nhân có những hoàn cảnh riêng biệt và ứng xử với bệnh hoàn toàn khác nhau. Do đó, người bệnh ĐTĐ nên chấp nhận sớm rằng mình mắc bệnh ĐTĐ và cần điều chỉnh một số hành vi sống, bỏ ngay thuốc lá, giữ tinh thần lạc quan, duy trì luyện tập thể dục thể thao, tìm hiểu nhiều nhất có thể về bệnh ĐTĐ và việc điều trị bệnh. Tự chịu trách nhiệm chăm sóc cho chính mình. Đặt mục tiêu điều trị, nhưng nên hiểu rằng cần có thời gian để đạt được mục tiêu đó để tránh tâm lý bi quan, chán nản dễ dẫn đến không tuân thủ chế độ điều trị. Chia sẻ cảm xúc với gia đình và bạn bè, giúp họ hiểu về bệnh ĐTĐ và tạo điều kiện cho mình thực hiện chế độ ăn cũng như các chế độ điều trị, luyện tập một cách nghiêm ngặt. Hãy linh động và học cách thích ứng cuộc sống với yêu cầu điều trị bởi bệnh có thể có những tiến triển không như mình mong muốn. Tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ khi có bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể, đặc biệt là những tổn thương ở bàn chân để có các biện pháp xử trí kịp thời, tránh nguy cơ cắt cụt chi. Người bệnh buộc phải thay đổi những hành vi có hại cho kế hoạch điều trị và sống cho đầy đủ cuộc sống của mình, đây cũng là một biện pháp hữu hiệu cải thiện tình trạng bệnh cũng như tâm lý để thoát khỏi trầm cảm khi bị ĐTĐ.
ThS. Nguyễn Huy Cường

- 05/07/2009 07:41 - Người già dễ bị trầm cảm
- 05/07/2009 07:32 - Thuốc chống trầm cảm có lợi cho bệnh nhân đau xơ cơ
- 05/07/2009 07:30 - Trầm cảm ở người cao tuổi
- 05/07/2009 07:26 - Trầm cảm làm tăng nguy cơ suy tim
- 05/07/2009 07:25 - Mối liên quan giữa trầm cảm và cơn đau
- 05/07/2009 07:18 - Trẻ em ngủ ngáy có nguy cơ bị trầm cảm