Bảng quảng cáo

Sat, Apr 20th

Last update09:08:49 PM GMT

Headlines
Bảng quảng cáo
You are here Khỏe A-Z IBS Cấp cứu rắn cắn – Chạy đua với tử thần


Cấp cứu rắn cắn – Chạy đua với tử thần

Email In PDF.

Liệt cơ toàn thân, phải thở máy trong tình trạng “thập tử nhất sinh”, chạy thận nhân tạo kèm theo sưng phù, hoại tử tay, chân… là những hình ảnh của các bệnh nhân bị rắn độc cắn đang điều trị tại Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai. Các bác sĩ cho biết, cùng với những tai nạn ngộ độc khác thì tai nạn do rắn độc cắn rất đáng báo động.

Ngủ trong màn cũng bị rắn tấn công

Đưa cánh tay sưng phù, thâm tím, toàn bộ phần da và cơ ở mu bàn tay đã bị hoại tử tận xương cho chúng tôi xem, anh Lưu Đình X, 37 tuổi (Ứng Hòa – Hà Nội) bàng hoàng kể về tai nạn khi anh bị rắn độc cắn. Một đêm đang ngủ trong màn ở chòi canh cá ngoài ao, anh giật mình thức giấc vì cảm giác có con gì đó cắn vào mu bàn tay, bật đèn tỉnh dậy, anh không nhìn thấy gì nhưng vết răng cắn trên tay còn nguyên. Với hiểu biết của bản thân, anh nghĩ rằng chắc chắn mình đã bị rắn cắn và vội vã chạy đi tìm lá thuốc để đắp. Hơn một ngày sau, vết thương bị rắn cắn ngày một đau nhức và sưng to khiến anh không chịu nổi và phải xuống Bệnh viện Vân Đình. Tại đây, anh X. rơi vào tình trạng hôn mê, liệt, khó thở và phải chuyển gấp tới Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai.

Điều trị bệnh nhân liệt vì bị rắn cắn tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.       Ảnh: Hà Anh

Các bác sĩ của Trung tâm Chống độc cho biết, diễn biến bệnh của bệnh nhân X. đến viện rất xấu. Các biểu hiện lâm sàng rõ rệt cho thấy đây là một ca bị rắn hổ mang bành tấn công. Nọc độc của rắn phát tán không chỉ làm cho tay bệnh nhân sưng phù, hoại tử mà còn liệt toàn thân, liệt cơ hô hấp khiến bệnh nhân không tự thở được, bệnh nhân phải thở máy liên tục trong 4 ngày. Nguy hiểm hơn nữa, nọc độc làm tiêu cơ vân (chết và phân hủy tế bào cơ vân), làm bệnh nhân suy thận, vô niệu hoàn toàn và phải chạy thận nhân tạo. Sau 21 ngày điều trị liên tục bằng những phác đồ hiện đại nhất, bệnh nhân đã thoát khỏi tử thần, chức năng thận bắt đầu được cải thiện nhưng tiếp tục phải phẫu thuật ghép phần da, cơ đã bị hoại tử.

Tử vong, tàn phế vì rắn cắn

TS. Phạm Duệ – Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, mùa hè là thời điểm luôn có nhiều bệnh nhân nhập viện vì rắn độc cắn, do đây là mùa kiếm ăn và sinh sản của rắn. Các tình huống dẫn đến bị rắn độc cắn thường là đi lao động. Người làm ruộng ở đồng bằng thường bị rắn cạp nia, rắn hổ mang chúa, rắn hổ mang bành cắn. Người làm nương rẫy gặp nhiều trường hợp bị rắn lục cắn. Nhiều trường hợp bị rắn cắn còn là người nuôi rắn ở các trang trại, tỉ lệ này ngày một nhiều do các trang trại nuôi rắn tăng lên. Cũng không ít trường hợp bị rắn cắn khi buổi tối đi ra vườn, ra đường… Đặc biệt có người bị rắn cắn ngay cả khi ngủ trong nhà, hoặc thậm chí trong màn.

Các tai nạn rắn cắn hay gặp tại trung tâm thường là do rắn cạp nia, rắn hổ mang chúa, rắn hổ mang bành và rắn lục. Nguy hiểm hàng đầu là rắn cạp nia, vết cắn của loài rắn này rất mảnh, chỉ nhỏ như vết kim châm, ngay khi cắn có thể nhìn thấy nhưng 5-6 giờ sau thì rất khó phát hiện. Người bệnh thường có cảm giác mơ hồ khi bị loài rắn này cắn. Nọc độc của rắn cạp nia có đặc điểm không gây phù nề, hoại tử vùng bị cắn nhưng làm cho bệnh nhân bị liệt toàn thân và tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Khi bị rắn hổ mang chúa cắn thì vết cắn bị sưng nề rất nhanh và lan xa, người bệnh cũng có thể kèm theo liệt cơ hay liệt toàn thân. Đối với nọc độc của rắn hổ mang bành thì đặc điểm nổi trội nhất là vết cắn sưng nề, lan rộng, thâm tím và hoại tử nhanh chóng, có những bệnh nhân phải cắt cụt chi vì tai nạn này. Với loài rắn lục thì nọc độc có làm hoại tử chút ít và có sưng nề nhưng nguy hiểm nhất là rối loạn đông máu, chỗ bị cắn máu có thể bị chảy liên tục đến chết nếu không được điều trị.

Xử trí không thể chậm trễ

TS. Duệ cho biết, nhiều trường hợp đến điều trị tại Trung tâm Chống độc do rắn cắn đều đã qua dùng các loại cây lá tự chữa nhưng không khỏi và đến viện trong tình trạng rất nguy kịch, đặc biệt là bệnh nhân đã bị liệt toàn thân, phải thở máy, hoại tử nhiều, rối loạn điện giải, rối loạn nhịp tim… nên điều trị rất khó khăn và tốn kém. Chi phí trung bình cho mỗi ca bệnh nặng như vậy khoảng vài chục triệu đồng. Hơn nữa, huyết thanh kháng độc của nọc rắn hiện rất hạn chế. Một số  huyết thanh này đang ở giai đoạn cuối của sản xuất thử nghiệm, một số ít đã thành sản phẩm thương mại nhưng chi phí cao. Tiến sĩ Duệ nhấn mạnh, tất cả những bệnh nhân bị rắn cắn hoặc nghi ngờ bị rắn cắn cần phải được đưa đến các cơ sở điều trị nhanh nhất có thể, để không nguy hiểm đến tính mạng.

SKDS

Các biện pháp xử trí ban đầu khi bị rắn cắn

Khi bị rắn cắn cần bình tĩnh, không chạy nhảy; không cố gắng đi tìm thầy lang, hoặc tìm lá thuốc để nhai, uống thường không có tác dụng mà làm mất đi thời gian cũng chính là cơ hội sống của nạn nhân.

Cần lập tức buộc chặt (garo) phía trên vết cắn rồi cố gắng nặn máu vết cắn dưới vòi nước chảy hoặc trong chậu nước sạch trong vòng 5 phút. Sau đó dùng  băng chun (nếu không có thì dùng băng vải tự tạo) băng chặt phía trên vết cắn  (sao cho khó luồn ngón tay xuống dưới băng) để ngăn không cho nọc độc rắn lan truyền theo đường bạch mạch. Sau khi băng ép rồi thì tháo ngay dây buộc (garo).

Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ( bệnh viện huyện – tỉnh…) càng sớm càng tốt.

Dùng miệng hút nọc ở vết cắn có thể có kết quả song đặc biệt nguy hiểm nếu niêm mạc miệng người hút có tổn thương sẽ làm nọc rắn thầm vào máu và phát tán toàn thân nhanh hơn.

Nguồn từ ;suckhoegiadinh.org

Đóng góp của bạn đọc (0)Add Comment

Bạn có ý kiến gì về bài báo này
Nhỏ đi | Rộng thêm

busy

Thực phẩm có lợi cho sức khỏe

 
good_mood_foods_1

Thực phẩm cho mỗi ngày tươi đẹp

Thể thao

 
good_mood_foods_1

Thể thao là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta

buy ventolin without prescription viagra pills pictures cialis generic best price for diflucan generic cialis buy uk impotence budeprion xl vs wellbutrin generic generic cialis health generic viagra differences sample cialis drugstore robaxin and weight loss cheap viagrbuilondon link cost of protonix ventolievohaletbuy will lexapro go generic toprol xl viagra buy nexium generic brand h pylori sitemap